Hành trình "rơi tự do" của Nokia và Microsoft

Từ vị thế "ông vua" của làng điện thoại, Nokia hiện đã "mất tích" trên thị trường còn mảng di động mà hãng bán cho Microsoft cũng làm ăn trầy trật khi chỉ bán được hơn 2 triệu smartphone trong 1 quý.

Cứ mỗi quý trôi qua, chúng ta lại được chứng kiến cảnh mảng di động của Microsoft tụt hạng thêm một bậc. Trong 3 tháng gần đây nhất, công ty chỉ bán được 2,3 triệu smartphone; và điều này cho thấy, trong một tương lai không xa có thể chúng ta sẽ không còn mua được một chiếc điện thoại do Microsoft sản xuất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, tuy nhiên, một yếu tố chúng ta cũng phải kể đến là bởi Microsoft sẽ không dành nhiều nguồn lực cho mảng di động nữa. Chi phí sản xuất smartphone là rất lớn, và cơ hội để có lãi trong tình cảnh thị trường bão hòa như hiện nay là không nhiều. Microsoft quyết định rằng smartphone không phải là mảnh đất mà họ quá chú trọng. 

Nếu quan tâm tới Microsoft trong vòng 5 năm qua, hẳn bạn cũng đã đọc nhiều bài viết nói về các lý do hãng thất bại; còn nếu muốn "khám phá" toàn bộ những nốt thăng trầm của công ty ở mảng di động, hãy đọc bài viết dưới đây. 

6/6/2004

microsoft-va-nokia-1

Đây có thể xem là thời điểm Microsoft bắt đầu tham gia thị trường smartphone, khi hãng ra mắt một số thiết bị chạy Windows Mobile. Chúng nhỏ hơn một chút so với các thiết bị PDA, có một số chức năng cơ bản của một thiết bị di động. Một số smartphone tiêu biểu có thể kể tới MDA II và HP Ipaq h6315 được phân phối bởi nhà mạng T-Mobile. Hai thiết bị này chạy phiên bản Windows Mobile 2003 PocketPC Phone Edition - một cái tên rất "loằng ngoằng" và dài dòng. 

16/11/2006

microsoft-va-nokia-2

Microsoft tiếp tục cuộc phiêu lưu vào thế giới smartphone bằng Windows Mobile 5, và Samsung BlackJack là một trong số các thiết bị chạy HĐH này. Máy khá giống một chiếc BlackBerry, có bàn phím QWERTY cùng màn hình 320 x 240 pixel. 

12/12/2006

microsoft-va-nokia-3

Chiếc Prada của LG ở hình ảnh phía trên có thể xem là tiền thân của một chiếc smartphone mà chúng ta biết đến ngày nay: Một thiết bị hình chữ nhật với màn hình toàn cảm ứng. Máy xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 12/12/2006 và bán ra vào tháng 5/2007. Dù đã được LG "trình diễn trước" khái niệm về một chiếc smartphone, nhưng Nokia lúc này không đánh giá, định hình được xu hướng của thị trường để rồi nhận thất bại về sau. 

25/1/2007

microsoft-va-nokia-4

Nokia năm 2007 vẫn là "ông trùm" của làng điện thoại khi bán được tới 106 triệu máy trên toàn thế giới. Phải mất một thời gian, xu hướng tiêu dùng mới thay đổi, và doanh số bán của Nokia ngày càng đi xuống khi thời kỳ của smartphone lên ngôi. 

29/6/2007

microsoft-va-nokia-5

Apple chính thức ra mắt iPhone, một chiếc smartphone màn hình cảm ứng hướng tới những người dùng có hầu bao rủng rỉnh. iPhone khiến chiếc điện thoại cao cấp N95 của Nokia lúc đó trông trở nên lỗi thời ngay lập tức. 

22/10/2008

microsoft-va-nokia-6

Thời điểm cuối 2008, Android của Google bắt đầu gia nhập cuộc chơi smartphone. Trong ảnh là chiếc HTC Dream do hãng Open Handset Alliance sản xuất, và máy lên kệ vào ngày 22/10/2008. 

30/6/2010

microsoft-va-nokia-7

Microsoft muốn phát triển một mẫu smartphone giá rẻ, giàu tính năng dành cho khách hàng tuổi teen, và đó là lý do hãng bỏ ra 500 triệu USD mua lại công ty Danger Incorporated. Đây là công ty chịu trách nhiệm thiết kế chiếc điện thoại Sidekick cho nhà mạng T-Mobile, và hãng được kỳ vọng sẽ đem lại "làn gió mới" cho gã khổng lồ chậm chạp Microsoft. Lãnh đạo Microsoft ép buộc Danger Incorporated viết lại hệ điều hành và phải dựa trên nền tảng Windows CE của hãng. Chiếc Kin trong ảnh là kết quả của sự hợp tác giữa 2 bên, tuy nhiên, máy bị trì hoãn nhiều lần, bị người dùng thờ ơ và phải rời khỏi các kệ hàng chỉ sau 1 tháng bán ra. 

10/9/2010

microsoft-va-nokia-8

Lợi nhuận của Nokia ngày càng tụt giảm khi khách hàng liên tục tìm đến iPhone và smartphone Android. Trong cơn khốn đốn, Nokia thuê cựu lãnh đạo Microsoft là Stephen Elop để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông gây ra nhiều tranh cãi, khi nhiều ý kiến cho rằng Elop chỉ đơn thuần là "gián điệp" mà Microsoft cài cắm vào công ty điện thoại Phần Lan. 

11/2/2011

microsoft-va-nokia-9

Sau 6 tháng gia nhập Nokia và chỉ ít ngày sau khi điện thoại N9 của hãng ra mắt, Elop đưa ra cảnh báo với nhân viên Nokia rằng nền tảng MeeGo mà Nokia theo đuổi đã đến lúc sụp đổ. Cựu lãnh đạo Microsoft hướng công ty Phần Lan tìm đến hệ điều hành Windows Phone của Microsoft nếu còn muốn cứu vãn tình hình. 

12/2/2011

microsoft-va-nokia-10

Không lâu sau, Microsoft và Nokia ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược, và tất nhiên Stephen Elop là người chủ trì mối quan hệ này. Nokia đồng ý sử dụng Windows Phone làm hệ điều hành di động cho các smartphone hãng sản xuất, đổi lại, hãng sẽ phải chia sẻ với các kỹ sư của Microsoft chuyên môn về điện thoại. Dù vẫn là 2 công ty riêng biệt, nhưng chính sự hợp tác chặt chẽ này cho cảm giác Microsoft và Nokia đang dần "gộp vào làm một". 

23/9/2011

microsoft-va-nokia-11

Nokia chính thức trình làng smartphone N9 chạy MeeGo, HĐH được thiết kế để cạnh tranh với Android và iOS. N9 được giới phân tích nhận xét là đủ khả năng cạnh tranh với iPhone, tuy nhiên, Elop quyết định khai tử N9, đồng thời nói thêm rằng ngay cả nếu N9 thành công, ông vẫn định hướng Nokia tìm đến Windows Phone. 

10/11/2011

microsoft-va-nokia-12

Trong cơn vội vã, Nokia tinh chỉnh lại thiết kế N9 rồi trang bị cho nó HĐH Windows Phone 7. Máy cũng được đánh giá là có tính cạnh tranh cao nhưng cũng không thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng. Các máy Windows Phone sau đó cũng đi theo con đường tương tự: Được đánh giá tốt nhưng vẫn bị khách hàng thờ ơ. Do chạy Windows Phone 7 vốn dựa trên kernel Windows CE cũ, N9 không được cập nhật các bản Windows Phone mới về sau. 

26/1/2012

microsoft-va-nokia-13

Tháng 1/2012 đánh dấu cột mốc lần cuối cùng Nokia bán được hơn 100 triệu thiết bị trong 1 quý, cụ thể là 113,5 triệu máy. Kể từ đó về sau, doanh số điện thoại của hãng bắt đầu thu nhỏ lại. 

2/9/2013

microsoft-va-nokia-14

Sau khi doanh số bán, lợi nhuận từ smartphone liên tục giảm, Nokia phải cắt giảm nhân sự rồi cuối cùng phải bán mình cho Microsoft. Microsoft đồng ý chi 4,99 tỷ USD mua lại bộ phận di động của Nokia, đồng thời thêm 2,18 tỷ USD nữa để sở hữu các bằng sáng chế, bản quyền mà công ty Phần Lan nắm giữ. 

2/2/2014

microsoft-va-nokia-15

Đây là ngày đánh dấu một triều đại mới tại Microsoft. Sau 13 năm làm CEO, Steve Ballmer quyết định nghỉ hưu để nhường chỗ cho người mới. Tại Microsoft thời điểm này cuộc "truy tìm" người kế nhiệm Ballmer diễn ra rất gay cấn. Sau khi Microsoft mua lại Nokia, Stephen Elop trở thành chủ tịch mảng thiết bị và là một trong số các ứng cử viên của chiếc "ghế nóng". Tuy nhiên, chiến thắng sau đó thuộc về Madella, người phụ trách mảng dịch vụ doanh nghiệp và đám mây. Madella là người được cho là có các chính sách trái ngược với Ballmer, khi ông muốn Microsoft kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác thay vì "bấu víu" vào 2 sản phẩm truyền thống là Windows và Office.

21/4/2016

microsoft-va-nokia-16

Doanh số bán điện thoại mang thương hiệu Nokia - Microsoft đã giảm dần kể từ năm 2011. Theo công bố của chính Microsoft, rong quý gần đây nhất, Microsoft chỉ bán được 18 triệu máy trong 3 tháng trong đó chỉ có 2,3 triệu máy là smartphone. 

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét